Ông Khuất Quang Cừ :
Năm 2011, gia đình tôi có nhờ cô Trần Chi Lan, giáo viên tiếng Pháp trường THCS Chu Văn An, đến giúp tìm mộ anh trai tôi là liệt sĩ Khuất Quang Phiệt.
Tính đến thời điểm đó, tôi đã tìm gặp khoảng hơn 20 nhà ngoại cảm, mỗi người chỉ một địa điểm khác nhau, nhưng kết quả vẫn là con số không.
Cô Chi Lan thì khác. Sau khi “gặp “ các liệt sĩ, cô nói: “ Về việc tìm hài cốt, các liệt sĩ đã siêu thoát rồi, không nên đi tìm và không tìm được đâu”.
Vì đang mong mỏi tìm được hài cốt anh tôi nên mọi người trong gia đình ai cũng thất vọng. Thế nhưng đó là sự thực : cho đến nay, chúng tôi vẫn không có được hài cốt các anh.
Hơn 9 năm trôi qua, tháng 3/2020 vừa rồi tôi có duyên gặp cô Trần Chi Lan trên Facebook. Tôi nói với cô về Anh Linh Đài và những băn khoăn về phần mộ các liệt sĩ. Cô Lan nói sẽ xin gặp các liệt sĩ để giúp các gia đình.
Những cuộc “gặp gỡ” ấy được cô Trần Chi Lan ghi lại trong bài viết dưới đây.
Đêm
muộn, ở Sing đã bước sang Ngày Phật Đản, chú Cừ nhắn tin: Liệt sĩ Đào Ngọc Văn quê ở
Thái Bình, người mà chú chưa tìm được gia đình để liên lạc, thực ra không chết.
Trận đánh diễn ra vào đêm 11, sáng 13 địch tìm được chú ấy-bị thương, giam vào
tù, đến 1973 thì trao trả. Mình hứa sẽ thắp hương nhân ngày Rằm, và xin các liệt sĩ
Núi Quế phù hộ, để chú Cừ - em trai Liệt sĩ, tìm được manh mối, liên lạc được với người
đồng đội, duy nhất còn sống sót trong 40 liệt sĩ đặc công, hi sinh trong đêm
11.5.1969.
![]() |
Trang ghi chép về cuộc gặp LS Phiệt (từ 15.6.2011) |
Đọc
tin nhắn của chú Cừ, mọi chi tiết về gặp gỡ với các liệt sĩ Núi Quế theo dòng chảy của
kí ức, hiện lên. Tháng 6.2011, cô Thật, cô giáo của mình ở Khoa Pháp biết tin
mình có khả năng, điện thoại, nhờ mình đến “gọi hồn” anh trai của chồng cô, là liệt sĩ chống Mỹ. Mình đến đúng dịp họp mặt gia đình, nên có khá đông anh em con
cháu cùng dự. Vì gia đình đã thắp hương, báo cáo Tổ tiên và liệt sĩ, nên khi mình “gọi”,
thì chú liệt sĩ xuất hiện, cùng với bố và có thêm rất nhiều đồng đội nữa. Hồi đó, chú
Cừ, em trai liệt sĩ đã đi tìm anh trai khắp nơi, và đã biết chính xác ngày hi sinh rồi
(đúng như giấy báo tử), kể cả đã khoanh vùng được nơi xảy ra trận đánh. Chú liệt sĩ
Khuất Quang Phiệt lên, kể lại một số chi tiết.