Những bức ảnh này đến từ Davis Lewis. Davis Lewis đã từng ở FDC (một tổ chức của Mỹ), ông chưa từng nhìn thấy những bức ảnh này cho đến tận tháng 6 năm 2002. Khi ông còn ở Việt nam, ông đã chụp những tấm ảnh này và gửi về chúng cho anh trai của ông. Daves cho thuê phim, và đây là những bức ảnh ông đã in ra từ đoạn phim đó.
Đó là những bức ảnh về bộ đội đặc công V-16 của bắc Việt Nam. Đây không phải là toạn bộ những xác chết bên trong hàng dây thép gai, Họ là một số cố gắng tiếp cận vào sâu bên trong căn cứ của chúng tôi. Họ đã ở trong vòng dây thép gai 3 ngày trước khi được chuyển ra. Một ở bức ảnh thứ 2 là một lỉnh trẻ, trên tay anh có đeo một cái nhẫn vàng, Dave đã tháo nó ra và đeo sang ngón tay út của anh. Tôi đã bên cạnh Dave khi những bức ảnh này được chụp và khi anh tháo chiếc nhẫn. Anh vẫn giữ chiếc nhẫn đến bay giờ. Đây là ảnh chiếc nhẫn mà Dave đã có nó trong suốt những năm qua. Tôi nhận được nó trong một lá thư vào ngày 10/2/2013.
Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014
Tìm được thông tin về một lính Mỹ còn sống qua trận đêm 11/05/1969 tại Quế Sơn
Trên trang Video Youtube của Gary Weaver có đăng tải một đoạn
video Clip tập hợp những bức ảnh lịch sử trong giai đoạn 1968-1969 tại
cứ điểm LZ Baldy (Núi Quế -Quế Sơn -Quảng Nam). Nơi đây vào đêm 11 rạng
sáng 12/05/1969 đã xảy ra vụ đánh ác liệt giữa tiểu đoàn đặc công 409 và
Lữ đoàn 169 của quân đội Mỹ. Trận chiến này có liên quan đến sự hy sinh
của 40 chiến sĩ đặc công và nó là niềm đau đáu mong muốn tìm hiểu về
cái chết khi đó của những liệt sĩ trong gia đình chúng tôi.
Bao nhiêu năm nay Ông Khuất Quang Cừ (em trai của liệt sĩ Khuất Quang
Phiệt) đi tìm kiếm thông tin về ngày người anh mình ngã xuống. Qua biết
bao nhiêu kênh thông tin, thì gần đây đã tìm được trên mạng trang web
của LZ Baldy và tôi nghĩ chắc chắn cũng đã xem qua dòng Comment mà Ông
cựu trung đội trưởng trung đội Ranger lúc đó cũng tình cờ xem được video
này và viết lại. Nội dung phản hồi đó như sau:
Liệt sỹ Đào Ngọc Sản trong ký ức của bố tôi
Ông nội tôi là Đào Ngọc Sản, nhập ngũ tham gia chiến đấu ngày 25/8/1967.
Khi đó ông đã có một gia đình hạnh phúc với vợ và 3 đứa con trai. Đó
cũng là những năm tháng máy bay Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ
nhất.Là môt người đàn ông có trách nhiệm không những với gia đình, mà
còn cả với vận mệnh đất nước. Dù biết ngày ra đi, bà nội tôi đang mang
thai cô tôi là con út của ông đến tháng thứ 6. Biết bao vất vả ông để
lại cho bà, ra đi vì tiếng gọi tổ quốc. Trong ký ức của bố tôi, ông nội
là một người bố tuyệt vời, hết mực yêu chiều các con. Để có tư liệu biên
soạn một cuốn sách viết về 40 liệt sĩ đặc công đã hy sinh tại Quế Sơn
đêm 11/5/1969, theo đề nghị của ông Khuất Quang Cừ, mỗi gia đình thân
nhân sẽ viết về liệt sĩ những kỷ niệm với gia đình người thân. Bố tôi
qua một đêm đã hồi tưởng lại những kỷ niệm về ông nội và viết ra câu
chyện về ông với những ký ức tuổi thơ rất đẹp.
Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014
HỖ TRỢ THĂM VIẾNG MỘ LIỆT SĨ
Ngày 3/6/2014, Liên Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và
thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ (Link tại http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-13-2014-TTLT-BLDTBXH-BTC-phuc-hoi-suc-khoe-nguoi-co-cong-cach-mang-than-nhan-239545.aspx).
Trong đó tại Mục 4 quy định: HỖ TRỢ THĂM
VIẾNG MỘ LIỆT SĨ, DI CHUYỂN HÀI CỐT LIỆT SĨ
Điều 17: Hỗ trợ thăm
viếng mộ liệt sĩ
1. Trình tự và thủ tục thăm viếng mộ
liệt sĩ:
a) Người đi thăm viếng mộ liệt sĩ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ các giấy tờ sau:
a) Người đi thăm viếng mộ liệt sĩ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ
(mẫu số 11-MLS);
- Bản sao giấy chứng nhận gia đình
liệt sĩ hoặc bản sao Bằng Tổ quốc ghi công;
- Một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý
nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin;
+ Giấy xác nhận của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong
nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;
+ Giấy báo tử ghi thông tin địa phương
nơi liệt sĩ hy sinh hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử
đối với trường hợp mộ liệt sĩ chưa quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ.
b) Ủy ban nhân dân cấp
xã trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị
thăm viếng mộ liệt sĩ;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có
trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số
03-GGT).
Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ
thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm
toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.
Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014
Truyện kể về trận đánh oai hùng của lính đặc công trên Núi Quế và hành trình 40 năm trả lại tên cho các anh
Bài báo được đăng trên Báo Câu chuyện pháp luật (một ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam) số ra ngày 25/7/2014.
Xúc động trước trận đánh anh dũng cùa Tiểu đoàn đặc công 409 (Quân khu 5) trên Núi Quế (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) ngày 12/5/1969, Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã viết lên những câu thơ:
Đồi Núi Quế với ngàn tên lĩnh Mỹ
Chẳng làm rung ý chí đặc công
Dù giặc dội mưa bom bão đạn
Vẫn phá rào đột kích xung phong
Diệt quân địch hàng trăm tên bỏ mạng
Bốn mươi anh nằm lại nơi này...
Ngày hôm ấy 66 chiến sĩ ra đi chỉ có 26 người trở về. Thế nhưng, trong suốt 42 năm sau đó, gia đình của 40 liệt sĩ trên vẫn không biết con em mình ở đâu. Cho đến một ngày, người đại đội trưởng năm xưa tìm lại được cuốn nhật ký công tác. Từ đây, một trong những thân nhân liệt sĩ bắt đầu cuộc hành trình "trả lại tên cho các anh" đầy cảm động...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)