Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp trước anh linh 40 liệt sỹ |
Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014
Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014
Hòa thượng Thích Thiện Duyên về chứng minh Lễ cầu siêu
Đệ nhất chứng minh: Hòa thượng Thích Thiện Duyên. Ủy viên thường trức Hội đồng trị sự, Trưởng ban hướng dẫn nam nữ cư sĩ phật tử TWGHPGVN, Trưởng ban trị sự Tỉnh Hội phật giáo tỉnh Quảng Nam.
Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014
Phim tài liệu: 45 năm một tâm niệm (ANTV)
Một bộ phim tài liệu về 40 chiến sĩ đặc công tiểu đoàn D409 đã anh dũng hy sinh đêm 11/5/1969 tại Núi Quế, Quế Sơn Quảng Nam. Phim do Đài tuyền hình Công an nhân nhân (ANTV) sản xuất để tưởng niệm đúng 45 năm ngày hy sinh của các ông. Nội dung phim nói về quá trình đi tìm hài cốt của gia đình ông Khuất Quang Cừ thân nhân các gia đình liệt sĩ, sau đó các gia đình đã cùng nhau đóng góp công sức và tiền của để xây dựng nên Anh linh đài là nhà bia, nơi thờ cúng chung cho các liệt sĩ. Phim đã được phát sóng lần đầu trên kênh An ninh ti vi (ANTV) vào 8h sáng ngày 10/5/2014.
Link xem trên ANTV
http://antv.gov.vn/vod/37/phim-tai-lieu/9288/45-nam-1-tam-nguyen-tv.html
Link xem trên ANTV
http://antv.gov.vn/vod/37/phim-tai-lieu/9288/45-nam-1-tam-nguyen-tv.html
Tri ân các chiến sĩ anh dũng hy sinh tại cứ điểm Núi Quế
Hôm qua 11.5, các đồng đội và gia đình tổ chức lễ tưởng niệm 45 năm ngày 40 chiến sĩ của Đại đội 1, Tiểu đoàn Đặc công 409 – Bộ Tham mưu Quân khu 5 anh dũng hy sinh tại cứ điểm Núi Quế thuộc thôn Hương Quế Tây (xã Quế Phú, Quế Sơn). Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ gửi vòng hoa kính viếng.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta. Đồng thời bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đối với những chiến sĩ đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vào đêm 11.5.1969 (tức 25.3 năm Kỷ Dậu) Đại đội 1, Tiểu đoàn Đặc công 409 – Bộ Tham mưu Quân khu 5 tiến hành tập kích cứ điểm Núi Quế, loại khỏi vòng chiến đấu 295 tên lính Mỹ và phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, hầm ngầm. Trận đánh này đã tạo khí thế hừng hực cho quân và dân ta trên các chiến trường, góp phần không nhỏ vào Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta. Đồng thời bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đối với những chiến sĩ đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vào đêm 11.5.1969 (tức 25.3 năm Kỷ Dậu) Đại đội 1, Tiểu đoàn Đặc công 409 – Bộ Tham mưu Quân khu 5 tiến hành tập kích cứ điểm Núi Quế, loại khỏi vòng chiến đấu 295 tên lính Mỹ và phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, hầm ngầm. Trận đánh này đã tạo khí thế hừng hực cho quân và dân ta trên các chiến trường, góp phần không nhỏ vào Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử.
Nguyễn Sự (Báo Quảng Nam)
Tưởng niệm 40 liệt sĩ đặc công hy sinh tại Núi Quế
Nhân kỷ niệm 39 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 45 năm ngày 40 liệt sĩ Tiểu đoàn đặc công 409 hy sinh, chiều 16.3, đoàn đại biểu Cựu chiến binh Tiểu đoàn, Quân khu 5; đại diện Cục kho vận, Bộ Công an; Đảng ủy Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Lữ đoàn TTG 574; Đảng ủy, chính quyền xã Quế Phú (huyện Quế Sơn) và thân nhân của 40 liệt sĩ Tiểu đoàn đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tại nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ.
Trong khói hương trầm mặc, lần lượt các đoàn thành kính tiến vào đặt vòng hoa, dâng hương các anh hùng liệt sĩ. Tại đây, các đoàn, thân nhân các gia đình liệt sĩ và đông đảo bà con nhân dân đã ôn lại chiến công hiển hách của Tiểu đoàn. Đó là vào đêm 11, rạng sáng 12.5.1969, các cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ “luồn sâu, lót sát” tập kích căn cứ Lữ đoàn 169 của quân đội Mỹ tại núi Quế.
Kế hoạch tác chiến đã được thống nhất. Nhưng chưa đến giờ G, từ hướng Bắc trận địa có tiếng nổ súng, ngay lập tức địch báo động, bắn pháo sáng liên tục. Các cán bộ chiến sĩ đặc công buộc phải chiến đấu ngoan cường ngoài dự kiến. Với tinh thần xả thân vì Tổ quốc, Tiểu đoàn đã tiêu diệt 295 tên Mỹ, phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, 2 máy bay trực thăng, 8 xe cơ giới và nhiều vũ khí, khí tài khác. Nhưng đêm ấy để lại một mất mát quá lớn, 40 người con của mọi miền Tổ quốc đã không trở về, 6 người bị thương và hiện vẫn chưa tìm được mộ. Nhà bia tưởng niệm được xây dựng cách đây hơn một năm là tâm nguyện của gia đình các liệt sĩ để có nơi thờ tự, hương khói và tri ân các liệt sĩ.
Như Ý (Báo Quảng Nam Online ngày 17/4/2014)
http://baoquangnam.com.vn/chinh-tri/201404/tuong-niem-40-liet-si-dac-cong-hy-sinh-tai-nui-que-474678/
Trong khói hương trầm mặc, lần lượt các đoàn thành kính tiến vào đặt vòng hoa, dâng hương các anh hùng liệt sĩ. Tại đây, các đoàn, thân nhân các gia đình liệt sĩ và đông đảo bà con nhân dân đã ôn lại chiến công hiển hách của Tiểu đoàn. Đó là vào đêm 11, rạng sáng 12.5.1969, các cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ “luồn sâu, lót sát” tập kích căn cứ Lữ đoàn 169 của quân đội Mỹ tại núi Quế.
Kế hoạch tác chiến đã được thống nhất. Nhưng chưa đến giờ G, từ hướng Bắc trận địa có tiếng nổ súng, ngay lập tức địch báo động, bắn pháo sáng liên tục. Các cán bộ chiến sĩ đặc công buộc phải chiến đấu ngoan cường ngoài dự kiến. Với tinh thần xả thân vì Tổ quốc, Tiểu đoàn đã tiêu diệt 295 tên Mỹ, phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, 2 máy bay trực thăng, 8 xe cơ giới và nhiều vũ khí, khí tài khác. Nhưng đêm ấy để lại một mất mát quá lớn, 40 người con của mọi miền Tổ quốc đã không trở về, 6 người bị thương và hiện vẫn chưa tìm được mộ. Nhà bia tưởng niệm được xây dựng cách đây hơn một năm là tâm nguyện của gia đình các liệt sĩ để có nơi thờ tự, hương khói và tri ân các liệt sĩ.
Như Ý (Báo Quảng Nam Online ngày 17/4/2014)
http://baoquangnam.com.vn/chinh-tri/201404/tuong-niem-40-liet-si-dac-cong-hy-sinh-tai-nui-que-474678/
Các anh đã hòa vào đất mẹ
Một trưa hè lộng gió giữa Núi Quế (Quế Sơn, Quảng Nam), tôi gặp cựu chiến binh Phan Quang Thặng (phường Tiên Cát, TP. Việt Trì). Anh chỉ tay ra xa: Kia là Hòn Da, đây là Hòn Một, trận đánh diễn ra tại nơi này. Rồi giọng anh nghẹn lại, Nhuận, Danh, Thiệu, Hòa… đã không còn, các anh ấy đã hòa vào đất mẹ
Cuối năm 1968, Phan Quang Thặng và một số bạn bè nhập ngũ khi tuổi mới vừa mười tám, đôi mươi. Các anh vinh dự khoác trên mình bộ quân phục của binh chủng đặc công, một binh chủng mà Hồ Chủ tịch đã tin tưởng và vinh danh là binh chủng đặc biệt. Từ Ba Vì các anh hành quân đến Trà My, Quảng Nam và được biên chế về Đại đội 1 của Tiểu đoàn đặc công 409 (Quân khu 5) đóng tại Quế Sơn. Đó là những ngày tháng gian khổ nhưng vinh quang và đầy kỷ niệm.
Cuối năm 1968, Phan Quang Thặng và một số bạn bè nhập ngũ khi tuổi mới vừa mười tám, đôi mươi. Các anh vinh dự khoác trên mình bộ quân phục của binh chủng đặc công, một binh chủng mà Hồ Chủ tịch đã tin tưởng và vinh danh là binh chủng đặc biệt. Từ Ba Vì các anh hành quân đến Trà My, Quảng Nam và được biên chế về Đại đội 1 của Tiểu đoàn đặc công 409 (Quân khu 5) đóng tại Quế Sơn. Đó là những ngày tháng gian khổ nhưng vinh quang và đầy kỷ niệm.
Để tiêu hao sinh lực địch trên chiến trường Quảng Nam, đêm 11-5-1969, Đại đội 1, Tiểu đoàn đặc công 409 nhận nhiệm vụ đánh tập kích Lữ đoàn 169 của Quân đội Mỹ tại Núi Quế. Phan Quang Thặng được phân công vào mũi 6 do Nguyễn Văn Toàn làm mũi trưởng. Ngoài anh và Toàn, còn có 4 đồng chí khác là Danh, Nhuận, Mật và Ngoãn. Thặng đi trước với nhiệm vụ cắt rào. Người sau nối người trước, các anh bò sát đất tiến đến mục tiêu. Thặng dùng kìm cắt rào rồi hỗ trợ từng người một vào bên trong sào huyệt của kẻ thù. Cùng lúc ấy, các mũi khác cũng đang vượt qua cửa mở và tiến về vị trí chiến đấu của mình. Thế nhưng vừa qua được cửa mở, khi chưa đến giờ G thì từ hướng Bắc trận địa có tiếng nổ súng, ngay lập tức địch báo động, bắn pháo sáng liên tục. Các mũi vẫn tiếp tục bí mật tiếp cận mục tiêu. Đến 0 giờ 30 phút, địch bắn ra hướng mũi 2, 3. Các mũi đồng loạt nổ súng. Ngay tức khắc, địch dùng hỏa lực mạnh bắn áp đảo khắp nơi. Ánh sáng của đạn pháo và đèn điện soi rõ từng bụi cây. Địch bắn phá chặn đường tiến của các anh và dùng hỏa lực khống chế cửa mở. Toàn hạ lệnh chiến đấu, ngay tức khắc, Nhuận lao lên, ném thủ pháo vào hầm ngầm của địch. Danh ném thêm một quả mục tiêu Nhuận vừa đánh. Ngoãn, Mật, Toàn cũng thay nhau ném thủ pháo vào sào huyệt địch. Còn Thặng, anh ôm quả bộc phá nặng 5 kg, đặt vào thân khẩu pháo 105 ly của địch, kích nổ rồi nhanh chóng lùi ra xa hơn chục mét. Tiếng nổ vang xé trời, mặt đất rung chuyển, cả Núi Quế sáng rực. Từ trong căn cứ địch, đạn bắn ra xối xả. Xe tăng rải kín khắp nơi. Trên trời, máy bay trực thăng địch quần thảo, trút đạn xuống đất như mưa. Một loạt đạn đã trúng ngay Nhuận. Tin Nhuận hy sinh được báo cho mũi trưởng. Toàn chỉ đạo Danh tiến lên để mang xác Nhuận về. Khi Danh ôm được xác Nhuận trên tay thì một loạt đoạn từ căn cứ địch làm anh gục ngay tại chỗ. Tình thế quá hiểm nguy, Toàn hạ lệnh vừa bắn trả, vừa rút quân. Vừa lúc đó, Thặng cảm thấy cánh tay mình tê buốt, máu chảy ướt đẫm cả người. Rồi anh ngất lịm đi…
Nhà bia Tưởng niệm núi Quế, chứng tích lịch sử giáo dục lòng yêu nước
Đất nước được giải phóng, hòa bình đã đi qua gần 40 năm nhưng còn biết bao đau thương, mất mát khi vẫn còn nhiều gia đình, thân nhân liệt sĩ khát khao, mòn mỏi đi tìm kiếm người thân hy sinh trên khắp các chiến trường. Trong đó có 40 liệt sĩ quê Hà Tây cũ, Hà Nội, Thái Bình… đã hy sinh tại núi Quế, Quảng Nam, để lại niềm tự hào về lòng quả cảm, sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các anh.
Trong một chuyến về thăm quê may mắn tôi được gặp Thiếu tướng Khuất Quang Cường-Cục trưởng Cục Kho vận (Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Bộ Công an)-người em thứ ba của liệt sĩ Khuất Quang Phiệt, là một trong số 40 liệt sĩ đã hy sinh trong trận tập kích ngày 11-5-1969 ở núi Quế. Anh em lâu ngày mới có điều kiện gặp nhau, anh Cường đã dành trọn cả buổi tối kể cho tôi về hành trình gần 20 năm cả gia đình đi tìm anh Phiệt và xây dựng Nhà bia Tưởng niệm cho anh cùng với 39 người đồng đội của anh Phiệt đã ngã xuống núi Quế-Quảng Nam năm nào.
Trả lại tên cho các anh
Không quân phục, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, khi hy sinh không một kỷ vật trên người, máu xương của các anh đã hòa vào đất mẹ. Sau bao năm đi tìm, bây giờ tên các anh đã được khắc ghi trên một ngôi mộ chung ở Núi Quế (Quế Sơn) để sống mãi trong lòng dân tộc…
Quyết tử vì Tổ quốc
Đêm 11 rạng sáng 12.5.1969, Đại đội 1, Tiểu đoàn Đặc công 409 (Quân khu 5) nhận nhiệm vụ đánh tập kích Lữ đoàn 169 của quân đội Mỹ tại Núi Quế. Theo kế hoạch, Đại đội 1 gồm 66 chiến sĩ được chia làm 6 mũi tấn công. 18 giờ 30 ngày 11.5, đại đội xuất quân và tập kết tại chân Núi Quế lúc 23 giờ. Sau khi lót dạ bằng nắm cơm vắt, các anh lần lượt cởi bỏ quần áo, chỉ mặc chiếc quần lót trên người rồi lấy hợp chất lá khoai lang đâm nhuyễn với nhọ nồi thoa khắp người. Chỉ mấy phút sau, ai nấy đều đen nhẻm và hòa lẫn vào màn đêm, cây cỏ. Khi các mũi tiến công đã lọt vào trong cứ điểm nhưng chưa đến được mục tiêu đã định thì có tiếng súng nổ từ phía bắc trận địa. Ngay lập tức địch báo động, bắn pháo sáng liên tục. Ở các hướng khác, các mũi tiến công vẫn tiếp tục bí mật tiếp cận vào mục tiêu. Đến 0 giờ 30 phút, các mũi đồng loạt nổ súng. Tuy không đạt được ý đồ chiến thuật “luồn sâu lót sát” nhưng các anh đã quyết tâm chiến đấu đến cùng…
Anh Linh Đài trên Núi Quế
QĐND – Tọa lạc tại sườn Tây Núi Quế, Anh Linh Đài là một phương đình tám mái, lưng tựa vào núi Quế, mặt hướng về dãy Trường Sơn. Giữa phương đình có tấm bia đá hai mặt. Một mặt ghi danh các liệt sĩ, mặt còn lại khắc bài văn bia tri ân của GS Vũ Khiêu. Anh Linh Đài mang trong mình linh vị 40 liệt sĩ đặc công và câu chuyện dài về hành trình gian nan tìm kiếm hài cốt người thân của gia đình thân nhân liệt sĩ.
Từ hành trình tìm kiếm hài cốt một liệt sĩ…
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, nhưng anh Khuất Quang Phiệt của tôi đã không về. Gia đình tôi nhận được giấy báo anh đã hy sinh ngày 11-5-1969. Trước và sau lễ truy điệu, mẹ tôi vẫn nói với cả nhà: “Phiệt nhà mình không chết đâu”. Còn bố tôi thì im lặng. Chỉ biết rằng, vốn là người rất thích nghe ra-đi-ô, vậy mà suốt ba tháng sau ngày nhận tin anh tôi hy sinh, ông không mở.
Cách đây hơn 9 năm, ngày 4-3-1993, tôi gửi đơn tới Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc công và Bộ tư lệnh Quân khu 5 hỏi thông tin cụ thể về anh tôi và nhận được công văn trả lời: Anh tôi thuộc đơn vị C1, D409 “đã hy sinh trong chiến đấu, đơn vị không lấy được thi hài, do vậy hiện Quân khu 5 không quản được phần mộ”. Nhận tin, mẹ tôi không nói gì, đôi mắt đăm đăm nhìn vào khoảng không như muốn tìm lại hình ảnh đứa con thân yêu của mình.
Công trình của lòng tri ân
(Cadn.com.vn) – Sau gần 2 tháng thi công, sáng 11-5-2012, nhà bia tưởng niệm 39 liệt sĩ Tiểu đoàn Đặc công 409, Quân khu 5 đã được khánh thành. Đây cũng chính là ngày diễn ra trận đánh đồn Núi Quế 43 năm trước (11-5-1969).
Trong không gian linh thiêng của đồi Núi Quế thuộc thôn Hương Quế Tây, xã Quế Phú, H. Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, gần 100 thân nhân của 39 liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh đồn Núi Quế năm nào từ nhiều miền của đất nước đã tề tựu về đây, nghẹn ngào xúc động thành kính dâng hương tưởng nhớ anh linh các liệt sĩ, người thân của họ tại chính nơi người thân họ đã ngã xuống. Ông Nguyễn Thanh Thể – thân nhân liệt sĩ Trương Văn Bách, quê Thanh Hóa cho biết: Cách đây 3 ngày, tôi nhận được tin của anh Khuất Quang Cử về thông tin người thân của tôi là liệt sĩ Trương Văn Bách đã tìm được nơi hy sinh và được xây bia tưởng niệm tại Núi Quế, Quế Sơn. Đây quả thật là tin vui với gia đình tôi, bởi đã 43 năm rồi, chúng tôi đã nhiều lần đi tìm người thân nhưng chưa có gì thêm ngoài thông tin báo tử chung chung là hy sinh ở chiến trường miền Nam. Ngay lập tức, gia đình tôi đã lên đường vào đây, và thật xúc động. Bỗng nhiên, mảnh đất này trở nên gần gũi với gia đình tôi, bởi trên mảnh đất này, người thân của tôi đã ngã xuống…”. Còn bà Đào Thị Phượng, con gái út của liệt sĩ Đào Ngọc Sản, quê Thái Thụy,Thái Bình thì nghẹn ngào: “Khi bố tôi lên đường vào Nam, tôi còn nằm trong bụng mẹ, và đã 43 năm nay, tôi và gia đình cứ đau đáu bởi chưa tìm được di hài của bố cũng như chưa từng biết nơi ông nằm lại. Hôm nay vào đây, tôi cùng gia đình cảm thấy ấm lòng hơn, mặc dù hài cốt của bố tôi và đồng đội vẫn chưa được tìm thấy”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)