Những bức ảnh này đến từ Davis Lewis. Davis Lewis đã từng ở FDC (một tổ chức của Mỹ), ông chưa từng nhìn thấy những bức ảnh này cho đến tận tháng 6 năm 2002. Khi ông còn ở Việt nam, ông đã chụp những tấm ảnh này và gửi về chúng cho anh trai của ông. Daves cho thuê phim, và đây là những bức ảnh ông đã in ra từ đoạn phim đó.
Đó là những bức ảnh về bộ đội đặc công V-16 của bắc Việt Nam. Đây không phải là toạn bộ những xác chết bên trong hàng dây thép gai, Họ là một số cố gắng tiếp cận vào sâu bên trong căn cứ của chúng tôi. Họ đã ở trong vòng dây thép gai 3 ngày trước khi được chuyển ra. Một ở bức ảnh thứ 2 là một lỉnh trẻ, trên tay anh có đeo một cái nhẫn vàng, Dave đã tháo nó ra và đeo sang ngón tay út của anh. Tôi đã bên cạnh Dave khi những bức ảnh này được chụp và khi anh tháo chiếc nhẫn. Anh vẫn giữ chiếc nhẫn đến bay giờ. Đây là ảnh chiếc nhẫn mà Dave đã có nó trong suốt những năm qua. Tôi nhận được nó trong một lá thư vào ngày 10/2/2013.
Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014
Tìm được thông tin về một lính Mỹ còn sống qua trận đêm 11/05/1969 tại Quế Sơn
Trên trang Video Youtube của Gary Weaver có đăng tải một đoạn
video Clip tập hợp những bức ảnh lịch sử trong giai đoạn 1968-1969 tại
cứ điểm LZ Baldy (Núi Quế -Quế Sơn -Quảng Nam). Nơi đây vào đêm 11 rạng
sáng 12/05/1969 đã xảy ra vụ đánh ác liệt giữa tiểu đoàn đặc công 409 và
Lữ đoàn 169 của quân đội Mỹ. Trận chiến này có liên quan đến sự hy sinh
của 40 chiến sĩ đặc công và nó là niềm đau đáu mong muốn tìm hiểu về
cái chết khi đó của những liệt sĩ trong gia đình chúng tôi.
Bao nhiêu năm nay Ông Khuất Quang Cừ (em trai của liệt sĩ Khuất Quang
Phiệt) đi tìm kiếm thông tin về ngày người anh mình ngã xuống. Qua biết
bao nhiêu kênh thông tin, thì gần đây đã tìm được trên mạng trang web
của LZ Baldy và tôi nghĩ chắc chắn cũng đã xem qua dòng Comment mà Ông
cựu trung đội trưởng trung đội Ranger lúc đó cũng tình cờ xem được video
này và viết lại. Nội dung phản hồi đó như sau:
Liệt sỹ Đào Ngọc Sản trong ký ức của bố tôi
Ông nội tôi là Đào Ngọc Sản, nhập ngũ tham gia chiến đấu ngày 25/8/1967.
Khi đó ông đã có một gia đình hạnh phúc với vợ và 3 đứa con trai. Đó
cũng là những năm tháng máy bay Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ
nhất.Là môt người đàn ông có trách nhiệm không những với gia đình, mà
còn cả với vận mệnh đất nước. Dù biết ngày ra đi, bà nội tôi đang mang
thai cô tôi là con út của ông đến tháng thứ 6. Biết bao vất vả ông để
lại cho bà, ra đi vì tiếng gọi tổ quốc. Trong ký ức của bố tôi, ông nội
là một người bố tuyệt vời, hết mực yêu chiều các con. Để có tư liệu biên
soạn một cuốn sách viết về 40 liệt sĩ đặc công đã hy sinh tại Quế Sơn
đêm 11/5/1969, theo đề nghị của ông Khuất Quang Cừ, mỗi gia đình thân
nhân sẽ viết về liệt sĩ những kỷ niệm với gia đình người thân. Bố tôi
qua một đêm đã hồi tưởng lại những kỷ niệm về ông nội và viết ra câu
chyện về ông với những ký ức tuổi thơ rất đẹp.
Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014
HỖ TRỢ THĂM VIẾNG MỘ LIỆT SĨ
Ngày 3/6/2014, Liên Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và
thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ (Link tại http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-13-2014-TTLT-BLDTBXH-BTC-phuc-hoi-suc-khoe-nguoi-co-cong-cach-mang-than-nhan-239545.aspx).
Trong đó tại Mục 4 quy định: HỖ TRỢ THĂM
VIẾNG MỘ LIỆT SĨ, DI CHUYỂN HÀI CỐT LIỆT SĨ
Điều 17: Hỗ trợ thăm
viếng mộ liệt sĩ
1. Trình tự và thủ tục thăm viếng mộ
liệt sĩ:
a) Người đi thăm viếng mộ liệt sĩ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ các giấy tờ sau:
a) Người đi thăm viếng mộ liệt sĩ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ
(mẫu số 11-MLS);
- Bản sao giấy chứng nhận gia đình
liệt sĩ hoặc bản sao Bằng Tổ quốc ghi công;
- Một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý
nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin;
+ Giấy xác nhận của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong
nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;
+ Giấy báo tử ghi thông tin địa phương
nơi liệt sĩ hy sinh hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử
đối với trường hợp mộ liệt sĩ chưa quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ.
b) Ủy ban nhân dân cấp
xã trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị
thăm viếng mộ liệt sĩ;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có
trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số
03-GGT).
Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ
thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm
toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.
Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014
Truyện kể về trận đánh oai hùng của lính đặc công trên Núi Quế và hành trình 40 năm trả lại tên cho các anh
Bài báo được đăng trên Báo Câu chuyện pháp luật (một ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam) số ra ngày 25/7/2014.
Xúc động trước trận đánh anh dũng cùa Tiểu đoàn đặc công 409 (Quân khu 5) trên Núi Quế (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) ngày 12/5/1969, Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã viết lên những câu thơ:
Đồi Núi Quế với ngàn tên lĩnh Mỹ
Chẳng làm rung ý chí đặc công
Dù giặc dội mưa bom bão đạn
Vẫn phá rào đột kích xung phong
Diệt quân địch hàng trăm tên bỏ mạng
Bốn mươi anh nằm lại nơi này...
Ngày hôm ấy 66 chiến sĩ ra đi chỉ có 26 người trở về. Thế nhưng, trong suốt 42 năm sau đó, gia đình của 40 liệt sĩ trên vẫn không biết con em mình ở đâu. Cho đến một ngày, người đại đội trưởng năm xưa tìm lại được cuốn nhật ký công tác. Từ đây, một trong những thân nhân liệt sĩ bắt đầu cuộc hành trình "trả lại tên cho các anh" đầy cảm động...
Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014
Một số hình ảnh Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Anh linh đài Núi Quế ngày 06/02/2013
Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014
Hòa thượng Thích Thiện Duyên về chứng minh Lễ cầu siêu
Đệ nhất chứng minh: Hòa thượng Thích Thiện Duyên. Ủy viên thường trức Hội đồng trị sự, Trưởng ban hướng dẫn nam nữ cư sĩ phật tử TWGHPGVN, Trưởng ban trị sự Tỉnh Hội phật giáo tỉnh Quảng Nam.
Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014
Phim tài liệu: 45 năm một tâm niệm (ANTV)
Một bộ phim tài liệu về 40 chiến sĩ đặc công tiểu đoàn D409 đã anh dũng hy sinh đêm 11/5/1969 tại Núi Quế, Quế Sơn Quảng Nam. Phim do Đài tuyền hình Công an nhân nhân (ANTV) sản xuất để tưởng niệm đúng 45 năm ngày hy sinh của các ông. Nội dung phim nói về quá trình đi tìm hài cốt của gia đình ông Khuất Quang Cừ thân nhân các gia đình liệt sĩ, sau đó các gia đình đã cùng nhau đóng góp công sức và tiền của để xây dựng nên Anh linh đài là nhà bia, nơi thờ cúng chung cho các liệt sĩ. Phim đã được phát sóng lần đầu trên kênh An ninh ti vi (ANTV) vào 8h sáng ngày 10/5/2014.
Link xem trên ANTV
http://antv.gov.vn/vod/37/phim-tai-lieu/9288/45-nam-1-tam-nguyen-tv.html
Link xem trên ANTV
http://antv.gov.vn/vod/37/phim-tai-lieu/9288/45-nam-1-tam-nguyen-tv.html
Tri ân các chiến sĩ anh dũng hy sinh tại cứ điểm Núi Quế
Hôm qua 11.5, các đồng đội và gia đình tổ chức lễ tưởng niệm 45 năm ngày 40 chiến sĩ của Đại đội 1, Tiểu đoàn Đặc công 409 – Bộ Tham mưu Quân khu 5 anh dũng hy sinh tại cứ điểm Núi Quế thuộc thôn Hương Quế Tây (xã Quế Phú, Quế Sơn). Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ gửi vòng hoa kính viếng.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta. Đồng thời bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đối với những chiến sĩ đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vào đêm 11.5.1969 (tức 25.3 năm Kỷ Dậu) Đại đội 1, Tiểu đoàn Đặc công 409 – Bộ Tham mưu Quân khu 5 tiến hành tập kích cứ điểm Núi Quế, loại khỏi vòng chiến đấu 295 tên lính Mỹ và phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, hầm ngầm. Trận đánh này đã tạo khí thế hừng hực cho quân và dân ta trên các chiến trường, góp phần không nhỏ vào Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta. Đồng thời bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đối với những chiến sĩ đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vào đêm 11.5.1969 (tức 25.3 năm Kỷ Dậu) Đại đội 1, Tiểu đoàn Đặc công 409 – Bộ Tham mưu Quân khu 5 tiến hành tập kích cứ điểm Núi Quế, loại khỏi vòng chiến đấu 295 tên lính Mỹ và phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, hầm ngầm. Trận đánh này đã tạo khí thế hừng hực cho quân và dân ta trên các chiến trường, góp phần không nhỏ vào Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử.
Nguyễn Sự (Báo Quảng Nam)
Tưởng niệm 40 liệt sĩ đặc công hy sinh tại Núi Quế
Nhân kỷ niệm 39 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 45 năm ngày 40 liệt sĩ Tiểu đoàn đặc công 409 hy sinh, chiều 16.3, đoàn đại biểu Cựu chiến binh Tiểu đoàn, Quân khu 5; đại diện Cục kho vận, Bộ Công an; Đảng ủy Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Lữ đoàn TTG 574; Đảng ủy, chính quyền xã Quế Phú (huyện Quế Sơn) và thân nhân của 40 liệt sĩ Tiểu đoàn đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tại nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ.
Trong khói hương trầm mặc, lần lượt các đoàn thành kính tiến vào đặt vòng hoa, dâng hương các anh hùng liệt sĩ. Tại đây, các đoàn, thân nhân các gia đình liệt sĩ và đông đảo bà con nhân dân đã ôn lại chiến công hiển hách của Tiểu đoàn. Đó là vào đêm 11, rạng sáng 12.5.1969, các cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ “luồn sâu, lót sát” tập kích căn cứ Lữ đoàn 169 của quân đội Mỹ tại núi Quế.
Kế hoạch tác chiến đã được thống nhất. Nhưng chưa đến giờ G, từ hướng Bắc trận địa có tiếng nổ súng, ngay lập tức địch báo động, bắn pháo sáng liên tục. Các cán bộ chiến sĩ đặc công buộc phải chiến đấu ngoan cường ngoài dự kiến. Với tinh thần xả thân vì Tổ quốc, Tiểu đoàn đã tiêu diệt 295 tên Mỹ, phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, 2 máy bay trực thăng, 8 xe cơ giới và nhiều vũ khí, khí tài khác. Nhưng đêm ấy để lại một mất mát quá lớn, 40 người con của mọi miền Tổ quốc đã không trở về, 6 người bị thương và hiện vẫn chưa tìm được mộ. Nhà bia tưởng niệm được xây dựng cách đây hơn một năm là tâm nguyện của gia đình các liệt sĩ để có nơi thờ tự, hương khói và tri ân các liệt sĩ.
Như Ý (Báo Quảng Nam Online ngày 17/4/2014)
http://baoquangnam.com.vn/chinh-tri/201404/tuong-niem-40-liet-si-dac-cong-hy-sinh-tai-nui-que-474678/
Trong khói hương trầm mặc, lần lượt các đoàn thành kính tiến vào đặt vòng hoa, dâng hương các anh hùng liệt sĩ. Tại đây, các đoàn, thân nhân các gia đình liệt sĩ và đông đảo bà con nhân dân đã ôn lại chiến công hiển hách của Tiểu đoàn. Đó là vào đêm 11, rạng sáng 12.5.1969, các cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ “luồn sâu, lót sát” tập kích căn cứ Lữ đoàn 169 của quân đội Mỹ tại núi Quế.
Kế hoạch tác chiến đã được thống nhất. Nhưng chưa đến giờ G, từ hướng Bắc trận địa có tiếng nổ súng, ngay lập tức địch báo động, bắn pháo sáng liên tục. Các cán bộ chiến sĩ đặc công buộc phải chiến đấu ngoan cường ngoài dự kiến. Với tinh thần xả thân vì Tổ quốc, Tiểu đoàn đã tiêu diệt 295 tên Mỹ, phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, 2 máy bay trực thăng, 8 xe cơ giới và nhiều vũ khí, khí tài khác. Nhưng đêm ấy để lại một mất mát quá lớn, 40 người con của mọi miền Tổ quốc đã không trở về, 6 người bị thương và hiện vẫn chưa tìm được mộ. Nhà bia tưởng niệm được xây dựng cách đây hơn một năm là tâm nguyện của gia đình các liệt sĩ để có nơi thờ tự, hương khói và tri ân các liệt sĩ.
Như Ý (Báo Quảng Nam Online ngày 17/4/2014)
http://baoquangnam.com.vn/chinh-tri/201404/tuong-niem-40-liet-si-dac-cong-hy-sinh-tai-nui-que-474678/
Các anh đã hòa vào đất mẹ
Một trưa hè lộng gió giữa Núi Quế (Quế Sơn, Quảng Nam), tôi gặp cựu chiến binh Phan Quang Thặng (phường Tiên Cát, TP. Việt Trì). Anh chỉ tay ra xa: Kia là Hòn Da, đây là Hòn Một, trận đánh diễn ra tại nơi này. Rồi giọng anh nghẹn lại, Nhuận, Danh, Thiệu, Hòa… đã không còn, các anh ấy đã hòa vào đất mẹ
Cuối năm 1968, Phan Quang Thặng và một số bạn bè nhập ngũ khi tuổi mới vừa mười tám, đôi mươi. Các anh vinh dự khoác trên mình bộ quân phục của binh chủng đặc công, một binh chủng mà Hồ Chủ tịch đã tin tưởng và vinh danh là binh chủng đặc biệt. Từ Ba Vì các anh hành quân đến Trà My, Quảng Nam và được biên chế về Đại đội 1 của Tiểu đoàn đặc công 409 (Quân khu 5) đóng tại Quế Sơn. Đó là những ngày tháng gian khổ nhưng vinh quang và đầy kỷ niệm.
Cuối năm 1968, Phan Quang Thặng và một số bạn bè nhập ngũ khi tuổi mới vừa mười tám, đôi mươi. Các anh vinh dự khoác trên mình bộ quân phục của binh chủng đặc công, một binh chủng mà Hồ Chủ tịch đã tin tưởng và vinh danh là binh chủng đặc biệt. Từ Ba Vì các anh hành quân đến Trà My, Quảng Nam và được biên chế về Đại đội 1 của Tiểu đoàn đặc công 409 (Quân khu 5) đóng tại Quế Sơn. Đó là những ngày tháng gian khổ nhưng vinh quang và đầy kỷ niệm.
Để tiêu hao sinh lực địch trên chiến trường Quảng Nam, đêm 11-5-1969, Đại đội 1, Tiểu đoàn đặc công 409 nhận nhiệm vụ đánh tập kích Lữ đoàn 169 của Quân đội Mỹ tại Núi Quế. Phan Quang Thặng được phân công vào mũi 6 do Nguyễn Văn Toàn làm mũi trưởng. Ngoài anh và Toàn, còn có 4 đồng chí khác là Danh, Nhuận, Mật và Ngoãn. Thặng đi trước với nhiệm vụ cắt rào. Người sau nối người trước, các anh bò sát đất tiến đến mục tiêu. Thặng dùng kìm cắt rào rồi hỗ trợ từng người một vào bên trong sào huyệt của kẻ thù. Cùng lúc ấy, các mũi khác cũng đang vượt qua cửa mở và tiến về vị trí chiến đấu của mình. Thế nhưng vừa qua được cửa mở, khi chưa đến giờ G thì từ hướng Bắc trận địa có tiếng nổ súng, ngay lập tức địch báo động, bắn pháo sáng liên tục. Các mũi vẫn tiếp tục bí mật tiếp cận mục tiêu. Đến 0 giờ 30 phút, địch bắn ra hướng mũi 2, 3. Các mũi đồng loạt nổ súng. Ngay tức khắc, địch dùng hỏa lực mạnh bắn áp đảo khắp nơi. Ánh sáng của đạn pháo và đèn điện soi rõ từng bụi cây. Địch bắn phá chặn đường tiến của các anh và dùng hỏa lực khống chế cửa mở. Toàn hạ lệnh chiến đấu, ngay tức khắc, Nhuận lao lên, ném thủ pháo vào hầm ngầm của địch. Danh ném thêm một quả mục tiêu Nhuận vừa đánh. Ngoãn, Mật, Toàn cũng thay nhau ném thủ pháo vào sào huyệt địch. Còn Thặng, anh ôm quả bộc phá nặng 5 kg, đặt vào thân khẩu pháo 105 ly của địch, kích nổ rồi nhanh chóng lùi ra xa hơn chục mét. Tiếng nổ vang xé trời, mặt đất rung chuyển, cả Núi Quế sáng rực. Từ trong căn cứ địch, đạn bắn ra xối xả. Xe tăng rải kín khắp nơi. Trên trời, máy bay trực thăng địch quần thảo, trút đạn xuống đất như mưa. Một loạt đạn đã trúng ngay Nhuận. Tin Nhuận hy sinh được báo cho mũi trưởng. Toàn chỉ đạo Danh tiến lên để mang xác Nhuận về. Khi Danh ôm được xác Nhuận trên tay thì một loạt đoạn từ căn cứ địch làm anh gục ngay tại chỗ. Tình thế quá hiểm nguy, Toàn hạ lệnh vừa bắn trả, vừa rút quân. Vừa lúc đó, Thặng cảm thấy cánh tay mình tê buốt, máu chảy ướt đẫm cả người. Rồi anh ngất lịm đi…
Nhà bia Tưởng niệm núi Quế, chứng tích lịch sử giáo dục lòng yêu nước
Đất nước được giải phóng, hòa bình đã đi qua gần 40 năm nhưng còn biết bao đau thương, mất mát khi vẫn còn nhiều gia đình, thân nhân liệt sĩ khát khao, mòn mỏi đi tìm kiếm người thân hy sinh trên khắp các chiến trường. Trong đó có 40 liệt sĩ quê Hà Tây cũ, Hà Nội, Thái Bình… đã hy sinh tại núi Quế, Quảng Nam, để lại niềm tự hào về lòng quả cảm, sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các anh.
Trong một chuyến về thăm quê may mắn tôi được gặp Thiếu tướng Khuất Quang Cường-Cục trưởng Cục Kho vận (Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Bộ Công an)-người em thứ ba của liệt sĩ Khuất Quang Phiệt, là một trong số 40 liệt sĩ đã hy sinh trong trận tập kích ngày 11-5-1969 ở núi Quế. Anh em lâu ngày mới có điều kiện gặp nhau, anh Cường đã dành trọn cả buổi tối kể cho tôi về hành trình gần 20 năm cả gia đình đi tìm anh Phiệt và xây dựng Nhà bia Tưởng niệm cho anh cùng với 39 người đồng đội của anh Phiệt đã ngã xuống núi Quế-Quảng Nam năm nào.
Trả lại tên cho các anh
Không quân phục, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, khi hy sinh không một kỷ vật trên người, máu xương của các anh đã hòa vào đất mẹ. Sau bao năm đi tìm, bây giờ tên các anh đã được khắc ghi trên một ngôi mộ chung ở Núi Quế (Quế Sơn) để sống mãi trong lòng dân tộc…
Quyết tử vì Tổ quốc
Đêm 11 rạng sáng 12.5.1969, Đại đội 1, Tiểu đoàn Đặc công 409 (Quân khu 5) nhận nhiệm vụ đánh tập kích Lữ đoàn 169 của quân đội Mỹ tại Núi Quế. Theo kế hoạch, Đại đội 1 gồm 66 chiến sĩ được chia làm 6 mũi tấn công. 18 giờ 30 ngày 11.5, đại đội xuất quân và tập kết tại chân Núi Quế lúc 23 giờ. Sau khi lót dạ bằng nắm cơm vắt, các anh lần lượt cởi bỏ quần áo, chỉ mặc chiếc quần lót trên người rồi lấy hợp chất lá khoai lang đâm nhuyễn với nhọ nồi thoa khắp người. Chỉ mấy phút sau, ai nấy đều đen nhẻm và hòa lẫn vào màn đêm, cây cỏ. Khi các mũi tiến công đã lọt vào trong cứ điểm nhưng chưa đến được mục tiêu đã định thì có tiếng súng nổ từ phía bắc trận địa. Ngay lập tức địch báo động, bắn pháo sáng liên tục. Ở các hướng khác, các mũi tiến công vẫn tiếp tục bí mật tiếp cận vào mục tiêu. Đến 0 giờ 30 phút, các mũi đồng loạt nổ súng. Tuy không đạt được ý đồ chiến thuật “luồn sâu lót sát” nhưng các anh đã quyết tâm chiến đấu đến cùng…
Anh Linh Đài trên Núi Quế
QĐND – Tọa lạc tại sườn Tây Núi Quế, Anh Linh Đài là một phương đình tám mái, lưng tựa vào núi Quế, mặt hướng về dãy Trường Sơn. Giữa phương đình có tấm bia đá hai mặt. Một mặt ghi danh các liệt sĩ, mặt còn lại khắc bài văn bia tri ân của GS Vũ Khiêu. Anh Linh Đài mang trong mình linh vị 40 liệt sĩ đặc công và câu chuyện dài về hành trình gian nan tìm kiếm hài cốt người thân của gia đình thân nhân liệt sĩ.
Từ hành trình tìm kiếm hài cốt một liệt sĩ…
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, nhưng anh Khuất Quang Phiệt của tôi đã không về. Gia đình tôi nhận được giấy báo anh đã hy sinh ngày 11-5-1969. Trước và sau lễ truy điệu, mẹ tôi vẫn nói với cả nhà: “Phiệt nhà mình không chết đâu”. Còn bố tôi thì im lặng. Chỉ biết rằng, vốn là người rất thích nghe ra-đi-ô, vậy mà suốt ba tháng sau ngày nhận tin anh tôi hy sinh, ông không mở.
Cách đây hơn 9 năm, ngày 4-3-1993, tôi gửi đơn tới Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc công và Bộ tư lệnh Quân khu 5 hỏi thông tin cụ thể về anh tôi và nhận được công văn trả lời: Anh tôi thuộc đơn vị C1, D409 “đã hy sinh trong chiến đấu, đơn vị không lấy được thi hài, do vậy hiện Quân khu 5 không quản được phần mộ”. Nhận tin, mẹ tôi không nói gì, đôi mắt đăm đăm nhìn vào khoảng không như muốn tìm lại hình ảnh đứa con thân yêu của mình.
Công trình của lòng tri ân
(Cadn.com.vn) – Sau gần 2 tháng thi công, sáng 11-5-2012, nhà bia tưởng niệm 39 liệt sĩ Tiểu đoàn Đặc công 409, Quân khu 5 đã được khánh thành. Đây cũng chính là ngày diễn ra trận đánh đồn Núi Quế 43 năm trước (11-5-1969).
Trong không gian linh thiêng của đồi Núi Quế thuộc thôn Hương Quế Tây, xã Quế Phú, H. Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, gần 100 thân nhân của 39 liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh đồn Núi Quế năm nào từ nhiều miền của đất nước đã tề tựu về đây, nghẹn ngào xúc động thành kính dâng hương tưởng nhớ anh linh các liệt sĩ, người thân của họ tại chính nơi người thân họ đã ngã xuống. Ông Nguyễn Thanh Thể – thân nhân liệt sĩ Trương Văn Bách, quê Thanh Hóa cho biết: Cách đây 3 ngày, tôi nhận được tin của anh Khuất Quang Cử về thông tin người thân của tôi là liệt sĩ Trương Văn Bách đã tìm được nơi hy sinh và được xây bia tưởng niệm tại Núi Quế, Quế Sơn. Đây quả thật là tin vui với gia đình tôi, bởi đã 43 năm rồi, chúng tôi đã nhiều lần đi tìm người thân nhưng chưa có gì thêm ngoài thông tin báo tử chung chung là hy sinh ở chiến trường miền Nam. Ngay lập tức, gia đình tôi đã lên đường vào đây, và thật xúc động. Bỗng nhiên, mảnh đất này trở nên gần gũi với gia đình tôi, bởi trên mảnh đất này, người thân của tôi đã ngã xuống…”. Còn bà Đào Thị Phượng, con gái út của liệt sĩ Đào Ngọc Sản, quê Thái Thụy,Thái Bình thì nghẹn ngào: “Khi bố tôi lên đường vào Nam, tôi còn nằm trong bụng mẹ, và đã 43 năm nay, tôi và gia đình cứ đau đáu bởi chưa tìm được di hài của bố cũng như chưa từng biết nơi ông nằm lại. Hôm nay vào đây, tôi cùng gia đình cảm thấy ấm lòng hơn, mặc dù hài cốt của bố tôi và đồng đội vẫn chưa được tìm thấy”.
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
Các liệt sĩ hy sinh ngày 5.11.1969 trên Núi Quế
Tại núi Quế, đêm 11.5.1969 (25.3.Kỷ Dậu) Đội 1- Tiểu đoàn Đặc công 409- Quân khu V thực hiện nhiệm vụ tập kích căn cứ Lữ đoàn 196. Toàn đội đã kiên cường chiến đấu loại khỏi vòng chiến đấu 295 tên Mỹ, phá sập 50 nhà, 43 lô cốt, hầm ngầm. Nhưng tổn thất quá lớn, 40 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh nằm trong trận nội, không lấy được thi hài.
Mùa xuân năm Nhâm Thìn (2012) các gia đình liệt sỹ và đồng đội xây ngôi mộ chung, dựng bia tưởng niệm các liệt sỹ.
Dưới đây là danh sách các liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh ác liệt đó :
(đã cập nhật theo bia đá ngày 14/07/2020)
(đã cập nhật theo bia đá ngày 14/07/2020)
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Chức vụ
|
Quê quán
|
01
|
Nguyễn Trung Phong
| 1934 |
ctv
|
Đức Phong- Mộ Đức- Quảng Ngãi
|
02
|
Phan Đình Năm
|
1947
|
ctvp
|
Yên Sơn- Đô Lương- Nghệ An
|
03
|
Nguyễn Đình An
|
1949
|
c.sĩ
|
Tân Sơn- Tân Yên- Bắc Giang
|
04
|
Tạ Văn Bung
|
1941
|
c.sĩ
|
Thượng Cốc- Phúc Thọ- Hà Nội
|
05
|
Phạm Văn Cường
|
1943
|
bp
|
Nước Hai- Hoà An- Cao Bằng
|
06
|
Mùi Văn Danh
|
1943
|
bt
|
Chiềng Hắc- Mộc Châu- Sơn La
|
07
|
Nguyễn Đình Duy
|
1949
|
at
|
Nam Bình- Kiến Xương- Thái Bình
|
08
|
Nguyễn Trọng Hoà
|
1943
|
at
|
Thụy Xuân- Thái Thụy- Thái Bình
|
09
|
Lê Văn Hùng
|
1946
|
bt
| |
10
|
Lê Quốc Huy
|
1952
|
c.sĩ
|
Võng Xuyên- Phúc Thọ- Hà Nội
|
11
|
Vũ Duy Miêng
|
1950
|
c.sĩ
|
Thụy Trình- Thái Thụy- Thái Bình
|
12
|
Trần Văn Miễu
|
1951
|
c.sĩ
|
Cổ Đô- Ba Vì- Hà Nội
|
13
|
Nguyễn Văn Mùi
|
1944
|
at
|
Cấn Hữu- Quốc Oai- Hà Nội
|
14
|
Bùi Văn Năng
|
1949
|
at
|
Thanh Tân- Kiến Xương- Thái Bình
|
15
|
Bùi Văn Nga
|
1947
|
at
|
Bình Trung- Bình Sơn- Quảng Ngãi
|
16
|
Lê Đăng Nghi
|
1931
|
c.sĩ
|
Thụy Dũng- Thái Thụy- Thái Bình
|
17
|
Phan QuangNghiêm
|
1950
|
c.sĩ
|
Tòng Bạt- Ba Vì- Hà Nội
|
18
|
Nguyễn Ngọc Nhĩ
|
1948
|
c.sĩ
|
Quế Thuận- Quế Sơn- Quảng Nam
|
19
|
Tạ Ngọc Nhuận
|
1947
|
at
|
Thụy Hải- Thái Thụy- Thái Bình
|
20
|
Trần Ngọc Oanh
|
1937
|
at
|
Kỳ Xuân- Tam Kỳ- Quảng Nam
|
21
|
Nguyễn Văn Phầu
|
1942
|
c.sĩ
|
Cổ Đô- Ba Vì- Hà Nội
|
22
|
Khuất Quang Phiệt
|
1951
|
c.sĩ
|
Cẩm Yên- Thạch Thất- Hà Nội
|
23
|
Nguyễn Văn Phúc
|
1950
|
c.sĩ
|
Tam Hiệp- Phúc Thọ- Hà Nội
|
24
|
Nguyễn Văn Quế
|
1951
|
c.sĩ
|
Cẩm Yên- Thạch Thất- Hà Nội
|
25
|
Bùi Đăng Rong
|
1947
|
at
|
Tây Phong- Tiền Hải- Thái Bình
|
26
|
Lê Bá Rựng
|
1950
|
c.sĩ
|
Thụy Quỳnh- Thái Thụy- Thái Bình
|
27
|
Đào Ngọc Sản
|
1936
|
at
|
Thụy Quỳnh- Thái Thụy- Thái Bình
|
28
|
Phạm Thanh Sơn
|
1949
|
c.sĩ
|
Tây Sơn- Tiền Hải- Thái Bình
|
29
|
Nguyễn Duy Tạo
|
1950
|
c.sĩ
|
Thụy An- Ba Vì- Hà Nội
|
30
|
Ngô Cao Thắng
|
1951
|
c.sĩ
|
Gia Sinh- Gia Viễn- Ninh Bình
|
31
|
Trần Đình Thiệu
|
1943
|
bt
|
Nước Hai- Hoà An- Cao Bằng
|
32
|
Nguyễn Trường Tín
|
1938
|
at
|
Thụy Quỳnh- Thái Thụy- Thái Bình
|
33
|
Nguyễn Văn Trưa
|
1942
|
bp
|
Phước Nghĩa- Tuy Phước- Bình Định
|
34
|
Vũ Văn Tụy (Tỵ)
|
1950
|
c.sĩ
|
Thụy Liên- Thái Thụy- Thái Bình
|
35
|
Nguyễn Văn Vách
|
1947
|
c.sĩ
|
Bái Thượng- Bá Thước- Thanh Hóa
|
36
|
Đào Ngọc Văn
|
1950
|
c.sĩ
|
Thụy Hà-Thái Thụy- Thái Bình
|
37
|
Trần Phong Vận
|
1951
|
c.sĩ
|
Cổ Đô- Ba Vì- Hà Nội
|
38
|
Hoàng Long Xuyên
|
1951
|
c.sĩ
|
Thuần Mỹ- Ba Vì- Hà Nội
|
39
|
Lê Văn Xý (Sý)
|
1940
|
bt
|
Điện Hòa- Điện Bàn- Quảng Nam
|
40
|
Đinh Xuân Kính
|
1943
|
Liên Sơn - Gia Viễn- Ninh Bình
| |
Thông tin về thân nhân liệt sĩ thông tin cho ông Khuất Quang Cừ số điện thoại : 0989949998. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)